Gãy răng hàm có sao không? Cách nào điều trị DỨT ĐIỂM?

Mỗi nhóm răng trên cung hàm đảm nhiệm chức vụ khác nhau, trong đó, răng hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính, cắn xe và nghiền nhỏ thức ăn. Gãy răng hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy gãy răng hàm xử lý như thế nào?

1/ RĂNG HÀM CÓ VAI TRÒ GÌ?

Thông thường, một hàm răng đầy đủ sẽ bao gồm 32 chiếc răng trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 5 răng cối nhỏ, 8 răng cối lớn (răng hàm) và 4 răng khôn ở góc trong cùng (nếu có). 

Răng hàm là nhóm răng đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính, giúp cắn xé và nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, răng hàm còn giúp bảo vệ xương hàm, nâng đỡ cơ mặt. Chính vì thế, việc gãy răng hàm hay mất đi bất kỳ chiếc răng hàm nào cũng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai cũng như cấu trúc của toàn bộ hàm răng. 

2/ CÁC TRƯỜNG HỢP GÃY RĂNG HÀM

Một số trường hợp bị gãy răng cối:

Gãy răng hàm 1
Gãy răng hàm có nhiều dạng như gãy nửa răng, gãy thân răng,…

– Gãy răng hàm tỷ lệ ít: Răng hàm bị gãy trong trường hợp này đó là mô răng bị gãy ít, tủy chưa bị lộ hoặc chưa bị tổn thương.

– Răng hàm bị gãy ngang: Trường hợp này răng hàm bị gãy một nửa hoặc mất ⅓ thân răng hoặc gãy thân răng chỉ còn lại chân răng.

– Gãy răng chân răng nằm dưới nướu: Trường hợp này mô răng bị mất đi nhiều, phần chân răng còn lại nằm dưới nướu.

3/ NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG HÀM BỊ GÃY

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng hàm, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

– Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách:

Việc không đánh răng hoặc lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách sẽ hình thành các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Khi răng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn sẽ bị giắt lại vào kẽ răng là nơi vi khuẩn sinh sôi và phát triển khiến cho răng yếu đi, dễ bị vỡ. Đặc biệt, răng sẽ dễ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, lâu dần có thể dẫn tới mất răng.

– Do tuổi tác

Hoạt động ăn nhai hàng ngày khiến cho lớp men răng bên ngoài sẽ bị bào mòn dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác chính là yếu tố khiến răng có thể bị gãy rụng do khi tuổi cao, sức khỏe răng miệng giảm sút, răng sẽ bị lão hóa. Khi đó, răng không còn đứng vững trên cung hàm, dễ bị gãy rụng.

Gãy răng hàm 2
Tuổi tác cao, tình trạng lão hóa tự nhiên diễn ra gây răng hàm bị gãy, rụng

– Do tác động của ngoại lực:

Khi răng phải chịu một lực tác động lớn từ bên ngoài như tai nạn hoặc trong quá trình ăn nhai phải dùng lực quá mạnh khiến cho răng bị gãy vỡ.

– Chế độ ăn uống không hợp lý:

Điển hình cho việc gãy răng hàm hay gãy bất kỳ chiếc răng nào đó là do chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là vấn đề thiếu canxi sẽ khiến răng dễ bị gãy rụng hơn.

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrates, axit trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ gây tổn hại men răng và nướu, lâu dần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

– Do thói quen không tốt:

Nghiến răng chính là nguyên nhân khiến răng bị mòn. Những người có thói quen nghiến răng thường có răng ngắn do răng bị mài mòn, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của răng.

Hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho răng gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nếu hút thuốc kéo dài có thể dẫn đến mất răng.

– Thay đổi hormone trong cơ thể

Tình trạng này gặp chủ yếu ở người đang trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.Đây là hai đối tượng bị thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho men răng và chân răng bị yếu đi, răng dễ lung lay và gãy rụng.

– Các bệnh lý khác: 

Những người mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, huyết áp cao… răng yếu hơn người bình thường, dễ bị gãy rụng.

4/ GÃY RĂNG HÀM CÓ SAO KHÔNG?

Gãy răng hàm hay gãy bất kỳ chiếc răng nào đều có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng:

– Ăn nhai kém: Chính vì răng hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhau chính nên khi gãy răng hoặc mất răng hàm khiến cho cấu trúc răng bị phá vỡ, việc ăn uống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Răng hàm bị gãy khiến hai hàm bị lệch, khớp cắn không chuẩn, lực nhai bị giảm sút. Thức ăn không được nghiền nhỏ khiến cho dạ dày phải làm việc quá tải, về lâu dài có thể gây nên các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như đau dạ dày…

Gãy răng hàm 3
Gãy răng cối khiến ăn nhai khó khăn, chán ăn, ăn không ngon miệng

– Tiêu xương hàm: Gãy răng hàm, mất răng hàm khiến cho xương hàm tại vị trí đó bị tiêu đi do không còn tác động của lực nhai hoặc lực nhai kém. Tiêu xương hàm khiến cho cơ mặt và da mặt tại vị trí đó không được nâng đỡ, da mặt chảy xệ khiến gương mặt bị lão hóa, cô chú sẽ bị già hơn so với tuổi thật.

– Xô lệch răng: Răng bị gãy tạo ra khoảng trống khiến cho các răng còn lại bên cạnh không còn điểm tựa dẫn đến xô lệch.

– Ảnh hưởng thẩm mỹ: Gãy răng bên trong tuy không thể nhìn thấy trực tiếp như răng cửa nên ban đầu có thể không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài, răng bị gãy, đặc biệt là mất răng sẽ khiến xương hàm bị tiêu đi, da mặt nhăn nheo, gương mặt trở nên xấu xí.

5/ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC GÃY RĂNG HÀM HIỆU QUẢ

5.1/ Bọc răng sứ

Với trường hợp thân răng bị gãy một phần, chân răng vẫn còn nguyên thì bọc răng sứ sẽ là phương pháp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Cách xử lý trong trường hợp này khá đơn giản, bác sĩ sẽ chụp mão răng sứ có kích thước, hình dáng và màu sắc tương tự răng thật nhưng rỗng ở giữa lên trên phần thân răng bị gãy. Răng bị gãy sẽ được hồi phục lại và sẽ không ai biết bạn bị gãy răng trước đó.

5.2/ Trồng răng Implant

Với trường hợp mất hết thân răng, chân răng còn nhưng yếu, bị lung lay thì cách xử lý tốt nhất là nhổ bỏ chân răng và cấy ghép Implant tại vị trí đó. Bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào xương hàm tại vị trí chân răng vừa nhổ bỏ. Sau đó, trụ răng tích hợp vào xương hàm trong khoảng 2 – 6 tháng, bác sĩ sẽ gắn khớp nối và mão răng sứ bên trên. Răng đã mất được phục hình hoàn hảo từ chân răng đến thân răng, cấu tạo và chức năng ăn nhai hoàn chỉnh.

Gãy răng hàm 4
Răng hàm gãy cả chân răng nên phục hình bằng răng implant chắc chắn

Tùy vào từng trường hợp gãy răng hàm mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Vì thế, để biết chính xác trường hợp của mình nên thực hiện phương pháp nào tốt nhất, cô chú hãy đến gặp trực tiếp để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Liên hệ 0932.281.218 tại Nha khoa Smart để được hỗ trợ.

CÔ CHÚ, ANH CHỊ BỊ GÃY/ MẤT RĂNG HÀM CẦN TÌM HIỂU CÁCH KHẮC PHỤC

VUI LÒNG ĐỂ LẠI THÔNG TIN THEO BẢNG DƯỚI ĐÂY:


    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
    » Bị mất răng số 2 – 3 tác hại hiện rõ “mồn một” cần lưu ý
    » Trồng răng implant – Cập nhật 5 điểm MỚI NHẤT
    DMCA.com Protection Status