Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều có chức năng và ý nghĩa riêng. Do vậy, nếu chẳng may bạn bị mất răng vĩnh viễn thì phải làm sao? Lúc này, bạn cần tìm cách phục hình sớm để có thể đảm bảo sự ổn định cho hàm răng, ngăn ngừa các chứng nguy hiểm cũng như bảo vệ những chiếc răng còn lại. Vậy trồng lại răng bị mất bằng phương pháp nào tốt nhất?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. HẬU QUẢ CỦA VIỆC MẤT RĂNG
Khi sở hữu hàm răng chắc khỏe, nghĩa là hàm răng đó có đầy đủ các răng trên khuôn hàm theo một sự sắp xếp đúng chuẩn, chắc chắn và ổn định. Nếu thiếu bất kỳ một chiếc răng nào cũng khiến cho bạn cảm thấy không tự tin, mắc phải những vấn đề răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, răng bị xô lệch hoặc khớp thái dương bị đau,…

Khi răng bị mất lâu năm, xương hàm có thể sẽ dần bị tiêu biến. Khi đó, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của hàm răng mà còn làm cho việc điều trị, trồng lại răng bị mất gặp nhiều khó khăn sau này. Ngoài ra, việc mất răng còn gặp một số các vấn đề như sau:
1.1 Khả năng nhai gặp nhiều khó khăn
Từng chiếc răng trong khuôn miệng đều đảm nhiệm một chức năng quan trọng trong việc nhai, cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Có răng hỗ trợ nhưng cũng không thể thay thế cho nhau trong cung hàm. Do vậy, nếu như thiếu bất kỳ chiếc răng nào thì chuyện ăn uống sẽ bị ảnh hưởng xấu, gặp nhiều khó khăn hơn. Nhất là răng hàm đảm nhận chức năng nghiền nhỏ thức ăn bị mất cần trồng lại răng hàm để đảm bảo ăn nhai tốt hơn.
1.2 Thiếu răng, má hóp, răng xô lệch
Nếu cung hàm bị mất một hay nhiều răng, những chiếc răng gần đó sẽ có xu hướng sẽ dịch chuyển lại gần lại phía răng bị mất đi. Thậm chí, răng ở phía đối diện có thể sẽ dài ra một cách quá mức. Theo thời gian, những chiếc răng kế cận sẽ thay đổi theo hướng lệch lạc và nghiêng đi nhiều hơn.
Tại vị trí có chiếc răng bị mất đó, xương hàm và xương ổ răng dần tiêu biến khiến cấu trúc hàm bị thay đổi. Từ đó khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng theo và có thể dẫn tới mặt lệch sang một bên.
Không chỉ như thế, mất răng lâu năm còn có thể khiến cho má bị hóp vào sâu hơn, vùng da ở quanh miệng chảy xệ, xuất hiện những nếp nhăn. Điều này khiến khuôn mặt già đi trông thấy.
1.3 Ảnh hưởng gián tiếp tới dạ dày
Khi răng bị mất thì quá trình nhai, nghiền nhỏ thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Các răng không thực hiện được toàn bộ vai trò của nó, do đó việc nghiền nát thức ăn bị hạn chế, không còn tốt như lúc đầy đủ. Vậy nên có thể gặp phải tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, đau dạ dày… Bên cạnh đó, hô hấp cũng bị tác động không tốt do lưỡi bị to và nâng lên nhiều hơn so với khi đủ răng.
1.4 Nói ngọng, phát âm khó

Khi cung hàm bị thiếu răng, các răng còn lại sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể hỗ trợ nhiệm vụ cho chiếc răng bị mất. Do vậy, khớp cắn bị rối loạn, cơ nhai, thái dương bị đau. Điều này khiến cho khả năng giao tiếp cũng như phát âm bị ảnh hưởng. Đối với người mất răng cửa thì tình trạng này rõ rệt hơn, cần trồng răng mới để khắc phục.
>> Xem thêm: Trồng răng bằng phương pháp nào tốt nhất? Implant hay cầu răng?
2. CÓ NÊN TRỒNG LẠI RĂNG BỊ MẤT KHÔNG?
Với một loại các hậu quả đã kể trên thì việc trồng lại răng bị mất là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những phương pháp trồng lại răng bị mất mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
2.1 Trồng răng giả tháo lắp
Trồng răng giả tháo lắp là phương án phục hình răng ra đời đã lâu và cho đến nay vẫn giữ được sức hút nhất định.
Nguyên nhân là nó có giá thành rẻ, phục hồi nhanh chóng răng bị mất và có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng. Răng giả tháo lắp có phần nướu giả, răng giả lắp ở trên, có thêm phần móc nối để móc trực tiếp vào răng thật nhằm cố định hàm.
Do đây là phương án ra đời đã lâu cho nên trồng răng giả tháo lắp vẫn còn mắc phải nhiều hạn chế. Người mất răng dùng hàm tháo lắp sẽ cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai và không ngăn chặn được tiêu xương hàm, thường gây đau nướu.
2.2 Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một phương án trồng răng cố định và rất hiện đại. Các bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật 2 bên, sau đó tiến hành gắn cầu răng sứ vào thay cho chỗ răng đã mất.
Ưu điểm của cầu răng sứ là cố định, không cần phải tháo lắp và ăn nhai tốt. Tuy nhiên, lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng tiêu xương khiến cho nướu hõm xuống và làm lộ cầu răng giả. Đồng thời các răng thật bị mài có thể sẽ bị ê buốt.
2.3 Trồng răng Implant cố định

Trồng răng Implant phục hình răng bị mất là phương pháp hiện đại và tốt nhất hiện nay. Với cấu trúc gồm mão sứ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy chắc chắn vào xương hàm nên hoàn toàn giống với một chiếc răng thật. Nếu như bạn đang phân vân nên làm răng giả tháo lắp hay cố định thì tốt nhất nên chọn làm cố định, đặc biệt là phương pháp trồng răng Implant.
Trồng răng Implant mang tới nhiều lợi ích như đang sở hữu răng thật và nó không hề xảy ra tình trạng tiêu xương. Hơn nữa, thời gian sử dụng răng Implant cũng rất lâu, thậm chí có thể là vĩnh viễn nếu răng Implant được chăm sóc tốt.
Ngày nay, trồng lại răng bị mất rất phổ biến, giúp đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ vẫn diễn ra bình thường. Để biết mình phù hợp với cách trồng răng giả nào thì hãy liên hệ với Nha Khoa Smart để được thăm khám và tư vấn.
Tại Nha khoa Smart, các bác sĩ chuyên phục hình răng mất sẽ thăm khám cụ thể tình trạng răng, xương hàm, sức khỏe toàn thân của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Đã có rất nhiều cô chú đã tìm lại cảm giác ăn nhai ngon miệng, tự tin hơn vào hàm răng đầy đủ của mình.
Mất răng gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, đặc biệt, mất răng khi còn trẻ không nên chủ quan. Vì thế, nếu cô/chú/anh/chị bị mất răng thì tốt nhất nên trồng răng càng sớm càng tốt. Liên hệ Hotline 0932.281.218 để được các bác sĩ tại Nha khoa Smart tư vấn cụ thể!
NHA KHOA SMART
* Cơ sở 1: 107 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
* Cơ sở 2: 27 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội.
* Hotline: 0932.281.218
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Trồng răng Implant cho người già có thực hiện được không? Cần lưu ý gì?
» Thời gian trồng răng Implant mất bao lâu? 5 Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
CÔ CHÚ MUỐN TRỒNG RĂNG, ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI BÁC SĨ SẼ GỌI ĐIỆN TƯ VẤN!