Đau răng khôn uống thuốc gì để GIẢM ĐAU NHANH, HẾT SƯNG VIÊM

Đau răng khôn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe bản thân, không chỉ đơn thuần là không ăn nhai được mà còn gây đau nhức, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Khi đó đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau là vấn đề được nhiều người hỏi khi chưa thể sắp xếp thời gian khám chữa ngay.

1. 6 DẤU HIỆU MỌC RĂNG KHÔN

Quá trình mọc răng khôn khác hoàn toàn so với các răng thông thường trong cung hàm. Trước khi tìm hiểu đau răng khôn uống thuốc gì, bạn cần biết các dấu hiệu mọc răng khôn dưới đây:

  • Phần lợi sưng đỏ

Sưng nướu, lợi là một trong những dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhất khi mọc răng khôn.

đau răng khôn uống thuốc gì 4
Đau răng khôn có thể gây sưng lợi

Lý do bị sưng lợi là do răng khôn mọc có kích thước quá lớn, chen chúc ở phần dưới nướu chưa thể chồi lên và xuất hiện sưng lợi.

Khi bị sưng lợi, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, hai hàm nhai bị lệch dễ bị cắn vào lưỡi và má.

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu phần trong cùng của xương hàm

Nhiều người đặt câu hỏi tới bác sĩ tại Nha khoa Smart rằng khi mọc răng khôn thì có đau không. Câu trả lời là có vì khi răng khôn mọc bạn sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng lợi trong cùng, kèm theo là cảm giác đau nhức, khó chịu.

Ngoài đau nhức răng, phần lợi trong cùng của cung hàm, bạn có thể xuất hiện những cơn đau đầu, đau tai, hôi miệng. 

  • Hàm khó cử động

Một trong những dấu hiệu bạn sẽ phải đối mặt khi răng khôn mọc là hàm khó cử động, hàm hơi cứng nhắc, khi nói chuyện, ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khó hơn bình thường.

  • Sốt nhẹ hoặc cơ thể nóng hơn

Hiện tượng sốt chỉ ở mức độ nhẹ, không quá 38 độ, hiếm khi sốt cao và thường không kéo dài nên không quá ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

đau răng khôn uống thuốc gì 3
Đau răng khôn có thể gây sốt nhẹ
  • Có thể xuất hiện mủ

Nếu bạn phát hiện vị trí răng khôn mọc có mủ thì lúc này đã khá nguy hiểm. Răng khôn bị áp xe do mắc kẹt một phần ở phía dưới khiến thức ăn bị dắt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Nếu ấn vào khu vực mọc răng sẽ xuất hiện mủ trắng, có chút máu kèm theo cảm giác đau nhức.

Thời gian một chiếc răng khôn mọc khá lâu, có trường hợp phải mất tới vài năm mới mọc hoàn thiện. Điều này có nghĩa là cơn đau nhức có thể đeo bám bạn trong thời gian dài. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, muốn tìm giải pháp giảm đau tức thời hãy tham khảo phần tin tiếp theo.

2. ĐAU RĂNG KHÔN UỐNG THUỐC GÌ ĐỂ GIẢM ĐAU HIỆU QUẢ?

Theo bản năng, khi bị đau nhức bạn sẽ tìm cách để giảm đau nhanh chóng nhất. Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau, giảm sưng viêm là điều dễ hiểu.

Vậy nên uống những loại thuốc gì khi bị đau răng khôn? Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau chống viêm Ibuprofen

– Sử dụng thuốc này khi tình trạng đau răng khôn trở nên nặng, sưng tấy nhiều hơn. Thuốc được bán tại các quầy thuốc nên rất dễ mua và sử dụng

  • Thuốc giảm đau Spiramy kết hợp Paracetamol
đau răng khôn uống thuốc gì 2
Dùng Paracetamol giảm đau nhanh

– Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng giảm đau răng khôn và các triệu chứng sốt.

– Để giảm đau răng khôn, bạn uống 6 viên Spiramy kết hợp với 3 viên Paracetamol uống trong ngày, cơn đau sẽ nhanh chóng được giảm bớt

  • Một số loại thuốc kháng sinh khác

– Ngoài tham khảo các loại thuốc giảm đau trên, để hạn chế tốt nhất tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh như amoxicillin, doxycyclin, tetracyclin, spiramycin.

Mọc răng khôn uống thuốc gì cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn để có phương án điều trị dứt điểm nhất.

3. ĐAU RĂNG KHÔN PHẢI LÀM GÌ?

Đau răng khôn ngoài việc uống thuốc để giảm đau, bạn cũng có thể áp dụng các cách giảm đau khác như:

  • Súc miệng nước muối sinh lý để sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm
đau răng khôn uống thuốc gì 1
Súc miệng với nước muối sinh lý giúp sát khuẩn
  • Dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn, loại bỏ các vụn thức ăn trong kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, khu trú gây viêm nhiễm
  • Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh tác động mạnh vào vùng nướu đang có răng khôn mọc, không bỏ đánh răng khi đang đau răng khôn.
  • Chườm đá lạnh cũng là cách để giảm đau hiệu quả. Lưu ý chườm đá được 15 phút nên dừng 15 phút mới chườm đá lạnh tiếp.
  • Áp dụng một số phương pháp dân gian như: ngậm rượu cau, rượu tỏi,.. cũng giúp giảm sưng viêm hiệu quả.

Đau răng khôn có nhất thiết phải nhổ bỏ không? Thực tế, nhổ răng chỉ là phương án điều trị cuối cùng vừa để bảo tồn tối đa răng sinh lý vừa không gây ra những biến chứng không mong muốn.

Tuy nhiên, nếu bị đau răng khôn gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng tới các răng kế cận thì nhổ bỏ sẽ là chỉ định bắt buộc.

Để tránh được tối đa biến chứng khi nhổ răng khôn, việc lựa chọn bác sĩ thực hiện cùng cơ sở nha khoa uy tín là điều rất quan trọng. Bác sĩ giỏi sẽ xử lý linh hoạt hơn trong quá trình nhổ răng, đặc biệt là nhổ các răng mọc khó như răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc xiên, răng khôn mọc ngang 90 độ, răng khôn nhiều chân răng,…

Nếu bạn đang bị những cơn đau răng khôn “hoành hành” không ăn uống gì được, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ tại Nha khoa Smart để được thăm khám, tư vấn, điều trị dứt điểm răng khôn đang mọc nhé.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN – NHA KHOA SMART SẼ LIÊN HỆ GIẢI ĐÁP SỚM!


    DMCA.com Protection Status