Hôi miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi. Hơi thở có mùi là điều không ai mong muốn, khiến mọi người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu? Làm sao để điều trị hôi miệng hiệu quả?

1. TÌM HIỂU BỆNH HÔI MIỆNG LÀ GÌ?

Hôi miệng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày. Khi bị hôi miệng thì hơi thở của bạn sẽ có mùi khó chịu, nó xuất phát từ trong khoang miệng nên khi bạn cười, nói hoặc chỉ thở thôi cũng có mùi hôi.

Hôi miệng 1
Bệnh hôi miệng là gì?

2. BỊ HÔI MIỆNG NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Hôi miệng miệng xuất phát từ sự giải phóng các hợp chất sulphur trong khoang miệng. Hợp chất này rất dễ bay hơi nên dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu. Một số nguyên nhân khiến hơi thở có mùi phổ biến:

2.1. Do vi khuẩn

Các hợp chất sulphur sản sinh ra do các loại vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Các loại vi khuẩn này thường nằm tại những vị trí ứ đọng trong khoang miệng điển hình như lưỡi, túi nha chu, kẽ răng… Nếu không loại bỏ vi khuẩn sớm sẽ rất dễ gây nên tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng 2
Do vi khuẩn

2.2. Nguyên nhân tạm thời

Ngoài nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn thì hôi miệng còn xảy ra do bạn sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có mùi. Những loại thực phẩm này ảnh hưởng đến quá trình phân hủy tạo sulphur trong miệng khiến hơi thở có mùi. Nếu hơi thở của bạn có mùi khó chịu xuất phát từ những nguyên nhân này thì bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ là hết mùi.

Các thực phẩm gây khô miệng

Hôi miệng có thể xuất phát từ những thực phẩm gây khô miệng như rượu, bia, thuốc lá, các thực phẩm có hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa… Những thực phẩm này khi xảy ra quá trình thủy phân trong khoang miệng sẽ làm giải phóng các loại amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur.

Hành, tỏi

Hành, tỏi là những loại thực phẩm có hàm lượng sulphur cao và thường có mùi rất đặc trưng. Khi thực phẩm này vào trong trong cơ thể, đi vào máu thì sẽ giải phóng hợp chất sulphur trong phổi và ra bên ngoài qua hơi thở.

Hôi miệng 3
Hành tỏi

Hút thuốc lá

Thuốc lá gây ảnh hưởng rất lớn đến niêm mạc miệng làm cho lớp niêm mạc này bị khô. Không những thế, thuốc lá còn khiến hàm lượng các chất sulphur trong phổi và khoang miệng tăng lên khiến tình trạng hội miệng càng trở nên nặng hơn.

Hôi miệng 4
Hút thuốc lá

Sau khi ngủ dậy

Khi ngủ, cơ thể thường giảm sản xuất và tiết nước bọt khiến cho miệng bị khô tạm thời. Chính vì thế, mọi người thường gặp tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Hôi miệng 5
Ngủ dậy

2.3. Nguyên nhân xuất phát từ miệng

Khác với nguyên nhân hôi miệng do vi khuẩn hoặc tạm thời, nguyên nhân xuất phát từ miệng chính là do các vấn đề về bệnh lý hoặc những bất ổn trong khoang miệng:

  • Viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh răng, áp xe, viêm thân răng… là những bệnh lý khiến hơi thở có mùi.
Hôi miệng 6
Viêm nha chu
  • Các nguyên nhân tại hỗ, vết lở loét ác tính có thể cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc nhiễm nấm Candida.
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô hoặc các bệnh ác tính khác…

2.4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì hôi miệng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác từ bên ngoài như:

  • Sử dụng các loại thuốc như amphetamine, các thuốc gây độc tế bào, chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, phenothiazine… có thể khiến hơi thở có mùi.
  • Mắc một số bệnh toàn thân như nhiễm trùng họng như viêm xoang, rối loạn hô hấp, viêm amidan…
  • Bệnh về dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi.
Hôi miệng 7
Bệnh dạ dày
  • Những người mắc bệnh về gan, thận, tiểu đường cũng có thể gây hôi miệng do mỡ trong cơ thể phân hủy.
  • Hội chứng di truyền mùi cá ươn: Đây là triệu chứng hiếm gặp xảy ra do rối loại chuyển hóa, cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine trong thực phẩm có mùi tanh khiến hóa chất bị tích tụ trong gan trước khi đào thải ra ngoài.

3. CÁCH CHỮA HƠI THỞ CÓ MÙI HIỆU QUẢ

Đa số các trường hợp gặp vấn đề hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, lười vệ sinh răng miệng hoặc mắc các bệnh lý trong khoang miệng. Vì thế, để khắc phục và giải quyết tình trạng hôi miệng, bạn có thể sử dụng các sau:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách tốt nhất vừa giúp bạn phòng ngừa lại vừa điều trị hôi miệng hiệu quả. Bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Việc vệ sinh răng miệng cần phải thực hiện thường xuyên và đúng cách thì mới đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ.

Hôi miệng 8
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ngoài đánh răng hàng ngày, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảnh vụn giắt trong kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch hết. Đồng thời, hãy cạo lưỡi và súc miệng để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt lưỡi cũng như mảng bám trên răng.

Hôi miệng 9
Cạo lưỡi

Sử dụng nước súc miệng, xịt thơm miệng

Nếu bạn bị hôi miệng tạm thời do ăn uống các loại thực phẩm có mùi thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước súc miệng, xịt thơm miệng hoặc nhai kẹo cao su… để giúp làm giảm bớt mùi hôi. Với trường hợp hơi thở có mùi tạm thời này thì chỉ sau một thời gian vệ sinh răng miệng mùi hôi sẽ hết.

Hôi miệng 12
Sử dụng nước súc miệng

Bổ sung đủ nước

Hôi miệng có thể xuất phát từ nguyên nhân miệng bị khô. Vì thế, cần phải bổ dung đầy đủ nước cho cơ thể để miệng luôn có độ ẩm, không bị khô.

Hôi miệng 10
Bổ sung nước

Không sử dụng các loại thuốc giảm tiết nước bọt

Nếu như bạn bị hôi miệng thì cần phải cân nhắc việc sử dụng thuốc. Không nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm tiết nước bọt để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thăm khám và điều trị

Nếu như tình trạng hơi thở có mùi kéo dài thì cần phải tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể. Bác sĩ kiểm tra nếu thấy xuất hiện viêm nhiễm như sâu răng, cao răng, mảng bám, viêm quanh răng thì sẽ được chỉ định can thiệp nha khoa như lấy cao răng, điều trị sâu răng, điều trị viêm…

Hôi miệng 11
Thăm khám và điều trị

Còn nếu bị hôi miệng không xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc đã can thiệp nha khoa mà không hết hôi thì cần phải thăm khám chuyên sâu hơn. Bạn có thể thực hiện tại chuyên khoa tai mũi họng, tiêu hóa… để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn nhất.

Hôi miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Vậy nên, để phòng tránh và hạn chế tình trạng hơi thở có mùi thì cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, hãy thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ để giúp khoang miệng sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Liên hệ Hotline 0932.281.218 để được các bác sĩ tại Nha khoa Smart tư vấn cụ thể.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
» Top 3 cách trị hôi miệng bằng chanh HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG NÊN THỬ!
» Lấy cao răng định kỳ – 4 Lợi ích THỰC TẾ có thể bạn chưa biết!

BẠN MUỐN THĂM KHÁM RĂNG MIỆNG? ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI BÁC SĨ SẼ GỌI ĐIỆN TƯ VẤN!


    DMCA.com Protection Status